1. Các giai đoạn chủ yếu của công tác xác định giá trị tài liệu Công tác xác định giá trị tài liệu được thực hiện thường xuyên trong quá trình hình thành và quản lý tài liệu, được tiến hành ở cả ba giai đoạn: trong công tác văn thư hiện hành, trong lưu trữ hiện hành và lưu trữ lịch sử. 1.1. Xác định giá trị tài liệu ở giai đoạn văn thư hiện hành Việc xác định giá trị tài liệu ở giai đoạn văn thư hiện hành được đặt ra ngay từ khi lập danh mục hồ sơ, lựa chọn tài liệu để lập hồ sơ và dự kiến thời hạn bảo quản cho hồ sơ. Trong quá trình lập danh mục hồ sơ cần nghiên cứu và dự kiến thời hạn bảo quản cho các hồ sơ được dự kiến trong danh mục. Khi lập hồ sơ công việc, người lập hồ sơ phải lựa chọn tài liệu đưa vào từng hồ sơ. Khi công việc đã kết thúc, tài liệu của mỗi sự việc được sắp xếp vào từng bìa hồ sơ, người lập hồ sơ tiến hành kiểm tra tài liệu trong hồ sơ, bổ sung các văn bản còn thiếu, loại ra những giấy tờ không có giá trị , tài liệu trùng thừa, tư liệu tham...
1. Khái niệm Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là bản danh sách các loại tài liệu có ghi thời hạn bảo quản và được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là một trong những công cụ xác định giá trị tài liệu. Nó giúp cho việc xác định giá trị tài liệu được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và thống nhất, tránh được việc loại hủy tài liệu một cách tùy tiện. Để đảm bảo tính khoa học, chính xác, thống nhất trong công tác xác định giá trị tài liệu cần xây dựng nhiều loại bảng thời hạn bảo quản như: Bảng thời hạn bảo quản tài liệu tiêu biểu của các cơ quan nhà nước; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của ngành, liên ngành; Bảng thời hạn bảo quản của các cơ quan riêng biệt; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu khoa học kỹ thuật; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phim, ảnh, ghi âm… 2. Một số loại bảng thời hạn bảo quản tài liệu và cách sử dụng Thông tư 09/2011/TT-BNV thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ; Quy định 163/QĐ-VTLTNN thời hạn bảo quản hồ sơ, t...