Chuyển đến nội dung chính

BẢNG THỜI HẠN BẢO QUẢN TÀI LIỆU



1. Khái niệm

Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là bản danh sách các loại tài liệu có ghi thời hạn bảo quản và được sắp xếp theo một thứ tự nhất định.
Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là một trong những công cụ xác định giá trị tài liệu. Nó giúp cho việc xác định giá trị tài liệu được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và thống nhất, tránh được việc loại hủy tài liệu một cách tùy tiện. Để đảm bảo tính khoa học, chính xác, thống nhất trong công tác xác định giá trị tài liệu cần xây dựng nhiều loại bảng thời hạn bảo quản như: Bảng thời hạn bảo quản tài liệu tiêu biểu của các cơ quan nhà nước; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của ngành, liên ngành; Bảng thời hạn bảo quản của các cơ quan riêng biệt; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu khoa học kỹ thuật; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phim, ảnh, ghi âm…

2. Một số loại bảng thời hạn bảo quản tài liệu và cách sử dụng

Thông tư 09/2011/TT-BNV thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu;

Quy định 163/QĐ-VTLTNN thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu;

Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2014 thời hạn bảo quản hồ sơ tài liệu

……………….

2.1. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu tiêu biểu

Trên cơ sở bảng thời hạn bảo quản tài liệu tiêu biểu, các lưu trữ cơ quan lấy đó làm căn cứ để lập bảng thời hạn bảo quản của ngành hay của cơ quan mình.

2.2. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của các ngành và liên ngành

Bảng thời hạn này do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ hoặc các ngành lập ra để làm căn cứ cho việc xác định giá trị tài liệu ở ngành mình. Do vậy, trong bảng này tài liệu được xác định thời hạn bao gồm tài liệu của tất cả các vấn đề, các hoạt động của ngành đó. Các cơ quan trong ngành dùng bảng này để xác định giá trị tài liệu cho cơ quan mình hay căn cứ vào đó để lập bảng thời hạn bảo quản riêng cho cơ quan.
Ví dụ:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
I. Tài liệu pháp quy của Nhà nước, của ngành và ngoài ngành.
II. Tín dụng.
III. Phát hành - Kho quỹ.
IV. Kế toán - Tài vụ.
………………
Căn cứ vào bảng thời hạn bảo quản này các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng đối chiếu với từng loại hồ sơ tài liệu để giữ lại theo thời hạn quy định.
Để xây dựng bảng thời hạn bảo quản tài liệu của từng cơ quan, từng ngành một cách đầy đủ và chính xác cần có sự tham gia của các cán bộ chuyên môn ở các phòng, ban của cơ quan quản lý ngành và các cơ quan thuộc ngành.

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC LOẠI SỔ SÁCH THỐNG KÊ

I. CÁC LOẠI   SỔ   SÁCH THỐNG KÊ Các loại sổ sách thống kê trong lưu trữ gồm: 1. Sổ nhập tài liệu lưu trữ (Mẫu số 1)             Sổ nhập tài liệu lưu trữ được ban hành theo Quyết định số 02/QĐ-QHTK ngày 12/01/1990 của Cục Lưu trữ Nhà nước. - Khái niệm. Sổ nhập tài liệu lưu trữ là sổ dùng để thống kê theo dõi tình hình nhập tài liệu   vào   các   phòng, kho lưu   trữ. - Tác dụng. + Sổ nhập tài liệu lưu trữ giúp cho các lưu trữ theo dõi để nắm được những đơn vị, cá nhân đã giao nộp tài liệu, số lượng tài liệu đã giao nộp vào kho lưu trữ, các phông tài liệu có trong kho lưu trữ, tình trạng tài liệu khi giao nộp vào kho lưu trữ. + Các số liệu thống kê trong sổ nhập giúp cho các lưu trữ có kế hoạch bổ sung thu thập tài liệu chưa giao nộp về kho lưu trữ và xây dựng kế hoạch công tác lưu trữ cho phù hợp. - Cấu tạo. + Tờ bìa: Được lập trên khổ giấy A4 (210mm x 297mm) 2. Mục lục hồ sơ...

CÁC TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

1. Tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung của tài liệu             Tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung tài liệu là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong xác định giá trị tài liệu.               Nội dung của tài liệu là những vấn đề, sự kiện, hiện tượng hoặc cá nhân cụ thể được phản ánh, được ghi lại trong tài liệu.   Ý nghĩa nội dung của tài liệu phụ thuộc vào ý nghĩa của sự kiện phản ánh trong tài liệu. Tài liệu có nội dung phản ánh những sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước, ghi lại hoạt động của những cá nhân điển hình là những tài liệu có giá trị cao về nội dung. Ý nghĩa nội dung tài liệu phụ thuộc vào lượng thông tin về sự kiện mà tài liệu phản ánh. Ý nghĩa nội dung tài liệu còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng tài liệu, mối quan hệ của tài liệu đối với cơ quan hình thành phông. Những tài liệu có nội dung quan trọng nhưng không liên qu...