1. Biện pháp phòng chống ẩm
a. Khái niệm về độ ẩm
- Độ ẩm tuyệt đối (ký hiệu là a): Là độ ẩm xác định lượng
hơi nước có thực trong không khí, lượng hơi nước đó tính bằng gam trong 1m3.
b. Các phương pháp phòng chống ẩm
- Thông gió: Nếu không khí trong kho lưu trữ ẩm ướt hơn
không khí ở ngoài
trời thì ta phải mở cửa cho không khí khô ráo bên ngoài vào
thay thế không khí ẩm ướt trong kho lưu trữ.
2. Biện pháp phòng chống nấm mốc
a. Khái niệm về nấm mốc
Nấm mốc là loại thực vật cấp thấp, sinh sống bằng phương
pháp ký sinh, cộng sinh hoặc hoại sinh. Cơ thể mốc là một hệ thống nhỏ rất mảnh
nhiều màu sắc. Nó không thể tự quang hợp được để điều chế lấy thức ăn. Nấm mốc
tồn tại và phát triển được nhờ ba yếu tố chính: thức ăn, nước và nhiệt độ thích
hợp.
b. Biện pháp phòng chống nấm mốc
Để chống nấm mốc, trước khi đưa vào kho lưu trữ, tài liệu
phải khô, sạch và được khử trùng. Tài liệu được đưa vào phòng kín với một khối
lượng hóa chất bốc hơi để diệt nấm mốc. Tài liệu được giữ trong phòng kín với
nhiệt độ khoảng 30oC trong thời gian từ 24 đến 40 giờ. Đối với kho lưu trữ cũng
cần được khử trùng và kiểm tra định kỳ mức độ ô nhiễm trước khi đưa tài liệu
vào. Nếu kho ẩm ướt hoặc trong kho có chứa tài liệu đã bị mốc thì không khí
trong kho là môi trường thuận tiện cho nấm mốc phát triển và xâm nhập lên tài
liệu mới ngay sau khi tài liệu được đưa vào kho.
Để phòng nấm mốc phải thường xuyên vệ sinh kho tàng và thiết
bị bảo quản. Dùng máy hút bụi hoặc vải xô màn, bàn chải lông mềm lau sạch bụi,
không để bụi là các bào tử nấm mốc bám lên giá, tủ và các hộp đựng tài liệu. Sử
dụng máy điều hòa không khí, máy hút ẩm cũng là biện pháp quan trọng chống nấm
mốc.
Khi tài liệu đã bị nấm mốc cần khống chế nhiệt độ và độ ẩm
để hạn chế sự phát triển của chúng, sau đó dùng hóa chất để diệt nấm mốc....
3. Phòng chống côn trùng
a. Các loại côn trùng phá hoại tài liệu
Các loại côn trùng phá hoại tài liệu thường gặp
như nhậy cánh bạc “bọ ba đuôi”, gián, mối, mọt. Ở bìa, hộp, cặp thường
gặp các loại sâu non và nhộng trưởng thành của các loại cánh cứng, cánh phấn.
Gáy sách thường bị gián, bọ ba đuôi cắn. Trong các loại côn trùng phá
hoại tài liệu thì mối là kẻ thù nguy hiểm nhất, gây hại nhanh và nghiêm trọng
nhất đối với tài liệu lưu trữ và trang thiết bị trong kho lưu trữ.
b. Biện pháp phòng chống côn trùng
Cũng như biện pháp phòng chống nấm mốc, để phòng chống côn
trùng cần
phải luôn luôn kiểm tra, phát hiện, vệ sinh và khử trùng kho
tàng và tài liệu. Khi cần thiết sử dụng hóa chất để đề phòng và tiêu diệt côn
trùng.
Nước ta ở vùng nhiệt đới ẩm, mối phát triển mạnh nên đối với
tài liệu lưu trữ cần đặc biệt quan tâm việc phòng và chống mối. Mối có nhiều
loại, chủ yếu là mối đất. Mối đất thường phá hoại nhà cửa, kho tàng, trang
thiết bi và tài liệu lưu trữ. Ngoài ra còn có loài mối khô, loài mối này khó
phát hiện vì chúng không xâm nhập từ đất lên, không làm đường mối mà thường bay
trong không khí để xâm nhập vào kho lưu trữ và các kho tàng khác. Mối khô
thường làm tổ trên cao, số lượng ít và sức phá hoại không lớn.
Phòng mối chủ yếu là phát hiện, ngăn chặn, phá bỏ đường xâm
nhập của mối. ...................
Khi phát hiện có môi trong kho lưu trữ phải tìm tổ để phá
hoặc dùng các loại hóa chất để diệt mối.
4. Phòng chống chuột
Chuột là loại gặm nhấm khá nguy hiểm, sản sinh nhanh nên sức
phá hoại nhanh và lớn; chuột cắn tài liệu, làm tổ, phóng uế gây hư hỏng và làm
bẩn tài liệu.
Chuột có ba nhóm chủ yếu: chuột nhà, chuột đồng và chuột
rừng. Để đề phòng chuột xâm nhập vào kho lưu trữ phải có các biện pháp che chắn
chu đáo; khơi thông cống rãnh, làm lưới sắt bịt kín các lỗ thông hơi, các đường
ống thông vào nhà kho. Diệt chuột bằng bả hoặc bằng các hóa chất. Các loại hóa
chất thường dùng để diệt chuột là kẽm phốt phua (PZn) hay kẽm sun phát (ZnS).
Ngoài ra có thể dùng bẫy hoặc nuôi mèo bắt chuột.
5. Phòng chống cháy
Trong kho lưu trữ, nguyên nhân gây cháy có thể là do không
chấp hành nội quy về việc dùng lửa, hút thuốc, do chập điện hoặc do kẻ gian phá
hoại gây cháy.
Cháy trong kho lưu trữ dù lớn hay nhỏ đều gây thiệt hại.
Phòng cháy là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các kho lưu trữ. Để phòng
cháy cần đề ra và thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng cháy. Nội quy ra
vào kho lưu trữ phải chặt chẽ. Đường dây điện phải đặt ngầm hay bọc kín, có hệ
thống cầu dao điện an toàn; các trang thiết bị báo cháy, dụng cụ chữa cháy như
nước, cát, xẻng, bình chữa cháy phải được trang bị đầy đủ...........