Chuyển đến nội dung chính

CÁC LOẠI SỔ SÁCH THỐNG KÊ



I. CÁC LOẠI  SỔ  SÁCH THỐNG KÊ

Các loại sổ sách thống kê trong lưu trữ gồm:

1. Sổ nhập tài liệu lưu trữ (Mẫu số 1)

            Sổ nhập tài liệu lưu trữ được ban hành theo Quyết định số 02/QĐ-QHTK ngày 12/01/1990 của Cục Lưu trữ Nhà nước.
- Khái niệm.
Sổ nhập tài liệu lưu trữ là sổ dùng để thống kê theo dõi tình hình nhập tài liệu  vào  các  phòng, kho lưu  trữ.
- Tác dụng.
+ Sổ nhập tài liệu lưu trữ giúp cho các lưu trữ theo dõi để nắm được những đơn vị, cá nhân đã giao nộp tài liệu, số lượng tài liệu đã giao nộp vào kho lưu trữ, các phông tài liệu có trong kho lưu trữ, tình trạng tài liệu khi giao nộp vào kho lưu trữ.
+ Các số liệu thống kê trong sổ nhập giúp cho các lưu trữ có kế hoạch bổ sung thu thập tài liệu chưa giao nộp về kho lưu trữ và xây dựng kế hoạch công tác lưu trữ cho phù hợp.
- Cấu tạo.
+ Tờ bìa: Được lập trên khổ giấy A4 (210mm x 297mm)

2. Mục lục hồ sơ

3. Sổ đăng ký mục lục hồ sơ (Mẫu số 3)

            Sổ đăng ký Mục lục hồ sơ được ban hành theo Quyết định số 73/QĐ-KHKT ngày 04/8/1997 của Cục Lưu trữ Nhà nước.
Ở mỗi phòng, kho lưu trữ nhiều mục lục hồ sơ, để thống kê số lượng các mục lục đó nhằm quản lý tốt và hỗ trợ tra tìm tài liệu nhanh chóng cần phải lập sổ thống kê mục lục hồ sơ.  Ở những kho lưu trữ có số lượng Mục lục hồ sơ ít  thì không cần lập sổ đăng ký Mục lục hồ sơ.
- Khái niệm:
Sổ đăng ký Mục lục hồ sơ là sổ thống kê các cuốn mục lục hồ sơ  trong từng phông lưu trữ và trong từng kho lưu trữ.
            - Tác dụng:
+ Sổ đăng ký Mục lục hồ sơ là công cụ nhằm thống kê số lượng mục lục hồ sơ có trong phòng kho lưu trữ  giúp cho việc quản lý chặt chẽ các cuốn Mục lục hồ sơ.
+ Sổ đăng ký Mục lục hồ sơ là công cụ hỗ trợ cho việc tra tìm tài liệu trong phòng kho lưu trữ. Căn cứ  vào sổ đăng ký Mục lục hồ sơ, cán bộ lưu trữ nhanh chóng lựa chọn cuốn mục lục hồ sơ cần thiết phục vụ tra tìm tài liệu theo yêu cầu.

4. Báo cáo thống kê tổng hợp (Mẫu số 4)

- Báo cáo thống kê tổng hợp dùng để thống kê tổng hợp số liệu về: tài liệu của kho lưu trữ, tình hình kho tàng, điều kiện bảo quản, tình hình cán bộ…
- Biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp được thực hiện theo biểu mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 13/2005/QĐ-BNV ngày 06/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Quyết định số 14/2005/QĐ-BNV ngày 06/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

5. Sổ xuất tài liệu lưu trữ (Mẫu số 5)

Sổ xuất tài liệu lưu trữ có hai loại: Sổ xuất tạm thời và sổ xuất hẳn tài liệu lưu trữ.

5.1. Sổ xuất tạm thời tài liệu lưu trữ  (Mẫu số 5a)

- Khái niệm:

Sổ xuất tạm thời tài liệu lưu trữ là sổ dùng để thống kê việc xuất những tài liệu có trả lại như: cho mượn sử dụng, đưa tài liệu ra chỉnh lý, phục chế, tu bổ hoặc sao chụp…

- Tác dụng:

+ Giúp cho cơ quan quản lý lưu trữ nắm được những biến động về tài liệu trong kho lưu trữ để quản lý chặt chẽ.
+ Theo dõi để thu về những tài liệu đã hết thời hạn cho mượn mà cá nhân, đơn vị chưa trả.
+ Giúp lưu trữ có kế hoạch bổ sung nhằm hoàn chỉnh phông lưu trữ.

5.2. Sổ xuất hẳn tài liệu lưu trữ (Mẫu số 5b)

- Khái niệm.
Sổ xuất hẳn tài liệu lưu trữ là sổ dùng để thống kê tình hình xuất tài liệu ra khỏi kho lưu trữ mà không thu hồi lại.
Sổ xuất hẳn tài liệu lưu trữ được dùng để thống kê những tài liệu được xuất vĩnh viễn ra khỏi kho lưu trữ.

            - Tác dụng.

            Thông qua sổ xuất hẳn tài liệu lưu trữ giúp cơ quan quản lý lưu trữ nắm được số lượng, thành phần, nội dung, tình hình tài liệu đã chuyển khỏi kho lưu trữ, giúp cán bộ lưu trữ đề ra những kế hoạch, biện pháp thích hợp trong công tác quản lý cũng như bảo quản và tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ.

II. BẢO QUẢN SỔ SÁCH THỐNG KÊ

Cũng như tài liệu lưu trữ, các loại sổ sách thống kê trong lưu trữ phải được bảo quản chu đáo, chặt chẽ.
Các loại sổ sách thống kê đều phải đánh số trang, số quyển, đóng dấu giáp lai.
Các loại sổ sách thống kê đều phải thực hiện theo mẫu của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước ban hành.
Không được sửa chữa, tẩy xóa trong sổ sách thống kê. Khi cần, chỉ người có trách nhiệm mới được sửa chữa. Việc sửa chữa trong sổ sách thống kê phải thật rõ ràng (không dập, xoá, tẩy mà chỉ được gạch một gạch ngang hoặc gạch chéo để đọc được). Sửa chữa chỗ nào phải ký ra ngoài lề cạnh chỗ đó.
Các loại sổ sách thống kê phải được bảo quản riêng. Chìa khoá của các tủ để sổ sách thống kê chỉ được giao cho người có trách nhiệm giữ, không mang ra ngoài nơi làm việc và không giao cho người khác giữ.
Sổ sách thống kê chỉ có người có trách nhiệm mới được sử dụng, không cho người ngoài xem, không dùng sổ sách thống kê làm công cụ tra cứu cho người sử dụng tài liệu.
Sổ xuất tài liệu của kho nào chỉ có người quản lý kho tài liệu ấy giữ.


Bài đăng phổ biến từ blog này

BẢNG THỜI HẠN BẢO QUẢN TÀI LIỆU

1. Khái niệm Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là bản danh sách các loại tài liệu có ghi thời hạn bảo quản và được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là một trong những công cụ xác định giá trị tài liệu. Nó giúp cho việc xác định giá trị tài liệu được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và thống nhất, tránh được việc loại hủy tài liệu một cách tùy tiện. Để đảm bảo tính khoa học, chính xác, thống nhất trong công tác xác định giá trị tài liệu cần xây dựng nhiều loại bảng thời hạn bảo quản như: Bảng thời hạn bảo quản tài liệu tiêu biểu của các cơ quan nhà nước; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của ngành, liên ngành; Bảng thời hạn bảo quản của các cơ quan riêng biệt; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu khoa học kỹ thuật; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phim, ảnh, ghi âm… 2. Một số loại bảng thời hạn bảo quản tài liệu và cách sử dụng Thông tư 09/2011/TT-BNV thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ; Quy định 163/QĐ-VTLTNN thời hạn bảo quản hồ sơ, t...

CÁC TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

1. Tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung của tài liệu             Tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung tài liệu là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong xác định giá trị tài liệu.               Nội dung của tài liệu là những vấn đề, sự kiện, hiện tượng hoặc cá nhân cụ thể được phản ánh, được ghi lại trong tài liệu.   Ý nghĩa nội dung của tài liệu phụ thuộc vào ý nghĩa của sự kiện phản ánh trong tài liệu. Tài liệu có nội dung phản ánh những sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước, ghi lại hoạt động của những cá nhân điển hình là những tài liệu có giá trị cao về nội dung. Ý nghĩa nội dung tài liệu phụ thuộc vào lượng thông tin về sự kiện mà tài liệu phản ánh. Ý nghĩa nội dung tài liệu còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng tài liệu, mối quan hệ của tài liệu đối với cơ quan hình thành phông. Những tài liệu có nội dung quan trọng nhưng không liên qu...