Chuyển đến nội dung chính

CÁC NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU



1.         Nguyên tắc tính Đảng

Việc xác định giá trị tài liệu, lựa chọn tài liệu cần bảo quản phải xuất phát từ quyền lợi của giai cấp, của dân tộc; phải dựa trên lập trường quan điểm của Đảng,  để xem xét đánh giá giá trị tài liệu.
Những tài liệu đưa vào bảo quản trong các kho lưu trữ phải bảo vệ quyền lợi của giai cấp vô sản. Đặc biệt lưu ý khi xác định giá trị tài liệu của các giai cấp đối kháng phải xem xét tài liệu đó phục vụ gì cho mục đích và quyền lợi của giai cấp mình.
Nguyên tắc tính Đảng đòi hỏi phải gạt bỏ tư tưởng hẹp hòi, bản vị, chủ quan khi xác định giá trị tài liệu.
Tài liệu lưu trữ là di sản của nhân loại, của quốc gia, dân tộc, của Đảng. Nó là những bằng chứng lịch sử, nguồn sử liệu tin cậy để nghiên cứu lịch sử một cách chính xác. Việc xác định giá trị tài liệu phải đứng trên quan điểm bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc, vì thế khi xác định giá trị tài liệu phải thật khách quan nhằm giữ và loại đúng tài liệu.

2. Nguyên tắc lịch sử

Tài liệu lưu trữ chứa đựng những thông tin quá khứ cả về nội dung lẫn hình
thức và luôn mang đậm dấu ấn của thời đại đã sản sinh ra nó. Tài liệu của mỗi thời kỳ lịch sử phản ánh trình độ nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội, phản ánh trình độ, kinh nghiệm lao động cải tạo tự nhiên, xã hội ở thời kỳ lịch sử đó, do vậy khi xác định giá trị tài liệu, chúng ta phải luôn luôn đặt tài liệu trong bối cảnh lịch sử tài liệu hình thành để xem xét và đánh giá.
Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử có vai trò vị trí khác nhau trong tiến trình lịch sử của đất nước, của dân tộc. Điều kiện hoàn cảnh lịch sử, vai trò, vị trí của cơ quan, tổ chức, cá nhân có ảnh hưởng đến giá trị của tài liệu. Do vậy khi xét ý nghĩa của từng tài liệu, cần đặc biệt chú ý đến điều kiện, thời gian…. mà tài liệu được hình thành để đánh giá.
Khi xác định giá trị tài liệu cần phải lưu ý những tài liệu sản sinh trong thời lịch sử đặc biệt; tài liệu sản sinh ra trong những thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc, của quốc gia và của Đảng.
Nguyên tắc lịch sử đòi hỏi khi xét giá trị của tài liệu quá khứ không bao giờ được lấy ý kiến chủ quan thời gian hiện tại để xem xét tài liệu đã được sản sinh ra trong quá khứ.
Để đảm bảo nguyên tắc lịch sử đòi hỏi người làm công tác xác định giá trị tài liệu cần phải có những kiến thức lịch sử nhất định, phải hiểu biết đặc điểm của từng thời kỳ để xem xét đánh giá đúng giá trị tài liệu.  

3. Nguyên tắc toàn diện và tổng hợp

Tài liệu không chỉ có ý nghĩa về một  lĩnh vực nhất định, trái lại ý nghĩa của tài liệu rất đa dạng và phong phú; khi xác định giá trị tài liệu cần xem xét giá trị tài liệu trên nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học …
Khi xác định giá trị tài liệu ngoài việc xem xét đánh giá giá trị về nội dung, nhiều tài liệu còn có giá trị về hình thức, ngôn ngữ, văn phong, vật liệu hình thành tài liệu… cần xem xét đánh giá một cách toàn diện.
 Trong thực tế, mỗi một tài liệu cụ thể thường có mối liên hệ hữu cơ với tài liệu khác, nhiều tài liệu chỉ có ý nghĩa khi đặt trong mối quan hệ với những tài liệu khác có liên quan; nên khi xem xét giá trị tài liệu không được tách rời từng tài liệu riêng biệt mà phải đặt tài liệu vào mối quan hệ với những tài liệu có liên quan.
 Khi xem xét giá trị của tài liệu phải chú ý đến ý nghĩa toàn quốc, đồng thời phải chú ý đến ý nghĩa từng địa phương, từng ngành khoa học khác nhau để đánh giá đúng giá trị của tài liệu..
Tóm lại, các nguyên tắc nêu trên là những cơ sở phương pháp luận quan trọng cần quán triệt khi tiến hành xác định giá trị tài liệu. Ba nguyên tắc này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất về xác định giá trị tài liệu.

Bài đăng phổ biến từ blog này

BẢNG THỜI HẠN BẢO QUẢN TÀI LIỆU

1. Khái niệm Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là bản danh sách các loại tài liệu có ghi thời hạn bảo quản và được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là một trong những công cụ xác định giá trị tài liệu. Nó giúp cho việc xác định giá trị tài liệu được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và thống nhất, tránh được việc loại hủy tài liệu một cách tùy tiện. Để đảm bảo tính khoa học, chính xác, thống nhất trong công tác xác định giá trị tài liệu cần xây dựng nhiều loại bảng thời hạn bảo quản như: Bảng thời hạn bảo quản tài liệu tiêu biểu của các cơ quan nhà nước; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của ngành, liên ngành; Bảng thời hạn bảo quản của các cơ quan riêng biệt; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu khoa học kỹ thuật; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phim, ảnh, ghi âm… 2. Một số loại bảng thời hạn bảo quản tài liệu và cách sử dụng Thông tư 09/2011/TT-BNV thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ; Quy định 163/QĐ-VTLTNN thời hạn bảo quản hồ sơ, t...

CÁC LOẠI SỔ SÁCH THỐNG KÊ

I. CÁC LOẠI   SỔ   SÁCH THỐNG KÊ Các loại sổ sách thống kê trong lưu trữ gồm: 1. Sổ nhập tài liệu lưu trữ (Mẫu số 1)             Sổ nhập tài liệu lưu trữ được ban hành theo Quyết định số 02/QĐ-QHTK ngày 12/01/1990 của Cục Lưu trữ Nhà nước. - Khái niệm. Sổ nhập tài liệu lưu trữ là sổ dùng để thống kê theo dõi tình hình nhập tài liệu   vào   các   phòng, kho lưu   trữ. - Tác dụng. + Sổ nhập tài liệu lưu trữ giúp cho các lưu trữ theo dõi để nắm được những đơn vị, cá nhân đã giao nộp tài liệu, số lượng tài liệu đã giao nộp vào kho lưu trữ, các phông tài liệu có trong kho lưu trữ, tình trạng tài liệu khi giao nộp vào kho lưu trữ. + Các số liệu thống kê trong sổ nhập giúp cho các lưu trữ có kế hoạch bổ sung thu thập tài liệu chưa giao nộp về kho lưu trữ và xây dựng kế hoạch công tác lưu trữ cho phù hợp. - Cấu tạo. + Tờ bìa: Được lập trên khổ giấy A4 (210mm x 297mm) 2. Mục lục hồ sơ...

TỔ CHỨC CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

1. Các giai đoạn chủ yếu của công tác xác định giá trị tài liệu Công tác xác định giá trị tài liệu được thực hiện thường xuyên trong quá trình hình thành và quản lý tài liệu, được tiến hành ở cả ba giai đoạn: trong công tác văn   thư hiện hành, trong lưu trữ hiện hành và lưu trữ lịch sử. 1.1. Xác định giá trị tài liệu ở giai đoạn văn thư hiện hành Việc xác định giá trị tài liệu ở giai đoạn văn thư hiện hành được đặt ra ngay từ khi lập danh mục hồ sơ, lựa chọn tài liệu để lập hồ sơ và dự kiến thời hạn bảo quản cho hồ sơ. Trong quá trình lập danh mục hồ sơ cần nghiên cứu và dự kiến thời hạn bảo quản cho các hồ sơ được dự kiến trong danh mục. Khi lập hồ sơ công việc, người lập hồ sơ phải lựa chọn tài liệu đưa vào từng hồ sơ. Khi công việc đã kết thúc, tài liệu của mỗi sự việc được sắp xếp vào từng bìa hồ sơ, người lập hồ sơ tiến hành kiểm tra tài liệu trong hồ sơ, bổ sung các văn bản còn thiếu, loại ra những giấy tờ không có giá trị , tài liệu trùng thừa, tư liệu tham...