Chuyển đến nội dung chính

CÔNG CỤ TRA CỨU TRONG CÔNG TÁC LƯU TRỮ



 I. TÁC DỤNG YÊU CẦU CỦA CÔNG CỤ TRA CƯU TÀI LIỆU LƯU TRỮ

1. Khái niệm

 Công cụ tra cứu tài liệu lưu trữ là phương tiện tra tìm tài liệu trong các phòng kho lưu trữ nhằm giới thiệu  thành phần, nội dung và nơi bảo quản tài liệu trong kho lưu trữ.

2. Tác dụng

            Công cụ tra cứu là phương tiện cần thiết trong các kho lưu trữ. Công cụ tra cứu giúp cho việc tra tìm thông tin trong các tài liệu lưu trữ được dễ dàng, nhanh chóng.
            Dựa vào công cụ tra cứu tài liệu lưu trữ có thể xác định được thành phần, nội dung, ký hiệu của tài liệu lưu trữ nhằm quản lý chặt chẽ tài liệu trong phòng kho lưu trữ.

3. Yêu cầu

            Trong các lưu trữ có nhiều loại công cụ tra cứu khác nhau: mục lục hồ sơ, các bộ thẻ, sách giới thiệu lưu trữ, phiếu phông, v.v… Mỗi  loại công cụ trên đều có tác dụng riêng, nhưng chúng bổ sung cho nhau, quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Để  phát huy tác dụng của công cụ tra cứu, cần đảm bảo bốn yêu cầu sau:
            - Yêu cầu quan trọng và chủ yếu nhất là phải giới thiệu chính xác nội dung tài liệu lưu trữ để cung cấp thông tin cho người sử dụng.
            - Mỗi loại công cụ tra cứu phải xây dựng thống nhất về hình thức và nội dung. Yêu cầu này nhằm giúp cho việc tra tìm tài liệu nhanh chóng, chính xác. Hiện nay đã tiêu chuẩn hoá các loại hình công cụ tra cứu như mẫu thẻ tra tìm tài liệu lưu trữ, mẫu mục lục hồ sơ, v.v…
            - Tra tìm và lựa chọn, tập hợp tài liệu nhanh chóng theo các yêu cầu của độc giả. Đây là một nguyện vọng chính đáng của độc giả để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, tăng năng suất lao động. Yêu cầu này cần thể hiện rõ trong việc chỉ dẫn vị trí của hồ sơ trong lưu trữ.
            - Kết cấu của các loại công cụ tra cứu phải đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng. Công cụ tra cứu tài liệu lưu trữ là một loại công cụ thông tin được nhiều đối tượng độc giả sử dụng cho nên tránh cấu tạo rườm rà, khó hiểu, không phổ biến đối với  mọi người.
Hiện nay các công cụ tra cứu phổ biến trong các lưu trữ là: Mục lục hồ sơ, các bộ thẻ tra tìm tài liệu, sách hướng dẫn về phông và kho lưu trữ.

II. CÁC LOẠI CÔNG CỤ TRA CỨU


1. Mục lục hồ sơ

            Mục lục hồ sơ được ban hnh theo Quyết định số 72/QĐ-KHKT ngy 02/8/1997 của Cục Lưu trữ Nh nước.

      Khi niệm.

            Mục lục hồ sơ l bảng thống k cc hồ sơ, cố định trật tự cc hồ sơ theo phương n hệ thống hĩa v phản nh thnh phần, nội dung cc hồ sơ trong một phông lưu trữ.

      Tác dụng

Mục lục hồ sơ có tác dụng giới thiệu nội dung, thành phần tài liệu của phông, cố định trật tự hệ thống hố hồ sơ trong phơng, xc định vị trí của từng đơn vị bảo quản trong phông.
Các phong, kho lưu trữ có thể sử dụng mục lục hồ sơ làm công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ phục vụ nghiên cứu sử dụng. Mục lục hồ sơ thống kê đến từng đơn vị bảo quản.

        2. Các bộ thẻ tra tìm tài liệu

       a. Khái niệm và tác dụng của các bộ thẻ trong lưu trữ

Bộ thẻ lưu trữ là công cụ tra cứu các thông tin về tài liệu dưới dạng các tấm thẻ dùng để giới thiệu nội dung của tài liệu, trong đó thông tin tài liệu được mô tả lên các tấm thẻ và được phân loại theo ngành hoạt động xã hội, kinh tế, khoa học, chuyên đề, sự vật, thời gian, địa dư, tác giả và được sắp xếp theo một khung phân loại thông tin tài liệu nhất định.
            Các bộ thẻ dùng để giới thiệu thành phần và nội dung tài liệu lưu trữ. Mỗi bộ thẻ có thể giới thiệu thành phần và nội dung tài liệu của một phông lưu trữ, một số phông lưu trữ, một kho lưu trữ hoặc toàn bộ tài liệu của Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Việc giới thiệu thành phần và nội dung tài liệu trong các bộ thẻ không phụ thuộc vào thời gian sản sinh tài liệu, phương án phân loại tài liệu của từng phông lưu trữ, ranh giới các phông. Với đặc điểm này các bộ thẻ có khả năng giới thiệu cho người nghiên cứu nội dung tài liệu của nhiều phông hoặc toàn bộ kho lưu trữ về từng chuyên đề, từng sự vật cụ thể. Ưu điểm này thể hiện tính ưu việt của bộ thẻ so với mục lục hồ sơ và các loại công cụ tra cứu khoa học khác. Các bộ thẻ giải đáp nhanh chóng những câu hỏi, những yêu cầu của độc giả tìm hiểu về nội dung tài liệu lưu trữ như: trong kho có những loại tài liệu gì? Thuộc chủ đề nào?...
            Các bộ thẻ còn dùng để chỉ rõ địa chỉ của từng hồ sơ bảo quản  trong kho lưu trữ. Trên thẻ chỉ rõ số tra tìm của hồ sơ (phông số, số mục lục, số hồ sơ, tờ số). Nhờ vậy bộ thẻ giúp độc giả tìm tài liệu một cách nhanh chóng theo những sở thích, yêu cầu khác nhau về tài liệu như nội dung tài liệu, tác giả, thời gian, địa dư…
            Vì những ưu điểm đó nên bộ thẻ là một phương tiện không thể thiếu trong các kho lưu trữ.
            Căn cứ vào các đặc điểm tra tìm tài liệu của độc giả và các đặc trưng phân
loại thông tin lưu trữ có thể thành lập các bộ thẻ như bộ thẻ hộ thống, bộ thẻ sự vật – chuyên đề, bộ thẻ sự vật, bộ thẻ tác giả.
Căn cứ để phân biệt bộ thẻ này với bộ thẻ khác là đặc điểm phân loại các thông tin trong thẻ. Xây dựng khung phân loại thông tin (phương án phân loại thông tin) của thẻ là một công việc quan trọng và phải làm đầu tiên khi tiến hành làm thẻ trong lưu trữ.

         b. Các loại bộ thẻ và khung phân loại thông tin của chúng

- Bộ thẻ hệ thống: Là bộ thẻ dùng để tra tìm nội dung tài liệu lưu trữ trong đó các thông tin về tài liệu được phân loại theo đặc trưng ngành hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học.
Bộ thẻ hệ thống có khả năng giới thiệu nội dung tài liệu không chỉ trong phạm vi một phông lưu trữ mà tất cả tài liệu trong một trung tâm lưu trữ quốc gia, một kho lưu trữ hay toàn bộ phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam.
Nếu bộ thẻ hệ thống áp dụng cho việc giới thiệu nội dung tài liệu Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam thì khung phân loại thông tin và hệ thống ký hiệu phải thống nhất giữa các trung tâm lưu trữ quốc gia và các lưu trữ cơ quan trong cả nước.
Ở nước ta, trước Cách mạng tháng 8/1945, Pôn-Bu-đê, Giám đốc Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương đã xây dựng bộ thẻ hệ thống  giới thiệu nội dung tài liệu các kho lưu trữ ở Đông Dương. Khung phân loại của bộ thẻ này hiện nay chúng ta vẫn áp dụng để giới thiệu nội dung tài liệu của kho lưu trữ thời kỳ trước Cách mạng tháng 8/1945.
Theo khung phân loại tài liệu lưu trữ Đông Dương thông tin tài liệu được phân chia thành 25 phần theo các hoạt động xã hội. Mỗi phần được ký hiệu bằng một chữ cái.

Bài đăng phổ biến từ blog này

BẢNG THỜI HẠN BẢO QUẢN TÀI LIỆU

1. Khái niệm Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là bản danh sách các loại tài liệu có ghi thời hạn bảo quản và được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là một trong những công cụ xác định giá trị tài liệu. Nó giúp cho việc xác định giá trị tài liệu được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và thống nhất, tránh được việc loại hủy tài liệu một cách tùy tiện. Để đảm bảo tính khoa học, chính xác, thống nhất trong công tác xác định giá trị tài liệu cần xây dựng nhiều loại bảng thời hạn bảo quản như: Bảng thời hạn bảo quản tài liệu tiêu biểu của các cơ quan nhà nước; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của ngành, liên ngành; Bảng thời hạn bảo quản của các cơ quan riêng biệt; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu khoa học kỹ thuật; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phim, ảnh, ghi âm… 2. Một số loại bảng thời hạn bảo quản tài liệu và cách sử dụng Thông tư 09/2011/TT-BNV thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ; Quy định 163/QĐ-VTLTNN thời hạn bảo quản hồ sơ, t...

CÁC LOẠI SỔ SÁCH THỐNG KÊ

I. CÁC LOẠI   SỔ   SÁCH THỐNG KÊ Các loại sổ sách thống kê trong lưu trữ gồm: 1. Sổ nhập tài liệu lưu trữ (Mẫu số 1)             Sổ nhập tài liệu lưu trữ được ban hành theo Quyết định số 02/QĐ-QHTK ngày 12/01/1990 của Cục Lưu trữ Nhà nước. - Khái niệm. Sổ nhập tài liệu lưu trữ là sổ dùng để thống kê theo dõi tình hình nhập tài liệu   vào   các   phòng, kho lưu   trữ. - Tác dụng. + Sổ nhập tài liệu lưu trữ giúp cho các lưu trữ theo dõi để nắm được những đơn vị, cá nhân đã giao nộp tài liệu, số lượng tài liệu đã giao nộp vào kho lưu trữ, các phông tài liệu có trong kho lưu trữ, tình trạng tài liệu khi giao nộp vào kho lưu trữ. + Các số liệu thống kê trong sổ nhập giúp cho các lưu trữ có kế hoạch bổ sung thu thập tài liệu chưa giao nộp về kho lưu trữ và xây dựng kế hoạch công tác lưu trữ cho phù hợp. - Cấu tạo. + Tờ bìa: Được lập trên khổ giấy A4 (210mm x 297mm) 2. Mục lục hồ sơ...

CÁC TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

1. Tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung của tài liệu             Tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung tài liệu là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong xác định giá trị tài liệu.               Nội dung của tài liệu là những vấn đề, sự kiện, hiện tượng hoặc cá nhân cụ thể được phản ánh, được ghi lại trong tài liệu.   Ý nghĩa nội dung của tài liệu phụ thuộc vào ý nghĩa của sự kiện phản ánh trong tài liệu. Tài liệu có nội dung phản ánh những sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước, ghi lại hoạt động của những cá nhân điển hình là những tài liệu có giá trị cao về nội dung. Ý nghĩa nội dung tài liệu phụ thuộc vào lượng thông tin về sự kiện mà tài liệu phản ánh. Ý nghĩa nội dung tài liệu còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng tài liệu, mối quan hệ của tài liệu đối với cơ quan hình thành phông. Những tài liệu có nội dung quan trọng nhưng không liên qu...