Chuyển đến nội dung chính

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI LIỆU TRONG KHO LƯU TRỮ



Quản lý chặt chẽ tài liệu, sắp xếp khoa học, thống kê đầy đủ, kiểm tra thường xuyên, để nắm vũng số lượng, thành phần, tình hình và nội dung tài liệu trong kho lưu trữ và bảo vệ an toàn tài liệu là những nội dung quan trọng của công tác bảo quản tài liệu lưu trữ.

Tham khảo tại: Dịch Vụ Hủy Giấy Tiến Trí

 1. Phương pháp sắp xếp tài liệu trong kho lưu trữ

Sắp xếp tài liệu trong kho lưu trữ là công tác tổ chức khoa học các hồ sơ nhằm phục vụ cho việc tổ chức sử dụng tài liệu được thuận lợi. Sắp xếp khoa học tài liệu trong kho lưu trữ  tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thống kê và kiểm tra. Ngoài ra, sắp xếp khoa học các hồ sơ trong kho lưu trữ còn giúp cho cán bộ lưu trữ có điều kiện xử lý nhanh chóng các biến cố xảy ra, chống được các yếu tố gây hại  cho tài liệu.

a. Sắp xếp tài liệu theo hồ sơ

Các tài liệu trong hồ sơ, đơn vị bảo quản được sắp xếp theo đặc trưng đã vận dụng để lập hồ sơ. Mỗi hồ sơ, đơn vị bảo quản chỉ dày khoảng 2 cm; nếu khối lượng tài liệu trong hồ sơ nhiều thì nên chia thành nhiều tập, mỗi tập là 1 đơn vị bảo quản.
Các tài liệu là bản vẽ có khổ rộng thường xếp theo các phương pháp: đặt nằm phẳng trong các tủ chuyên dụng; cuộn tròn đối với bản vẽ bằng giấy mỏng. Đối với những bản vẽ khổ rộng, giấy cứng  thì phải treo lên các giá treo. 

b. Sắp xếp tài liệu lên giá

Nguyên tắc sắp xếp tài liệu lên giá là dễ tìm thấy, dễ lấy. Tùy theo từng loại tài liệu để sắp xếp nhưng việc sắp xếp tài liệu trong từng khoang, từng giá phải thống nhất theo quy định xếp từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
Trường hợp tài liệu được sắp xếp trong từng hộp, trong gói… có đánh số thứ tự, cần xếp nằm thì đặt chúng theo số thứ tự từ dưới lên trên thành từng cột và các cột lại được xếp từ trái qua phải.

c. Sắp xếp giá trong kho

Sắp xếp giá trong kho phải thuận tiện cho phương tiện vận chuyển và đi lại,
đồng thời phải bảo đảm cho kho được thông thoáng, tránh được các yếu tố phá hoại tài liệu, tiết kiệm được diện tích, thuận lợi cho công tác làm vệ sinh, sắp xếp tài liệu và thống kê, kiểm tra tài liệu.

d. Bảng chỉ dẫn nơi để tài liệu

Trong một kho lưu trữ có nhiều phông, nhiều giá cần phải làm hai bảng chỉ dẫn: Bảng chỉ dẫn nơi để tài liệu theo phông và bảng chỉ dẫn nơi để tài liệu theo giá.
Bảng chỉ dẫn nơi để tài liệu theo phông là bảng cho biết tài liệu của phông đó để ở ngăn nào, giá nào trong kho. Bảng chỉ dẫn này được thiết kế theo mẫu:

2. Chế độ bảo vệ tài liệu trong kho lưu trữ

Mỗi kho lưu trữ đều có chế độ quản lý tài liệu nhằm bảo vệ an toàn và bảo
quản toàn vẹn trạng thái vật lý của tài liệu.
Chế độ bảo vệ tài liệu bao gồm:
Chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất về số lượng, chất lượng, tình trạng vật lý của tài liệu, tình hình bảo quản tài liệu.
Quy chế vệ sinh tài liệu....................................

3. Chế độ sử dụng tài liệu

Đưa tài liệu lưu trữ ra phục vụ nghiên cứu sử dụng, đáp ứng các yêu cầu của xã hội là mục tiêu của công tác lưu trữ. Để bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu nhằm phục vụ lâu dài, trong quá trình giao nhận, vận chuyển, sử dụng tài liệu phải có các quy định cụ thể, chặt chẽ và phải thực hiện nghiêm túc các quy định. Các quy định về sử dụng tài liệu bao gồm: Quy định về khai thác sử dụng tài liệu và thẩm quyền khai thác sử dụng tài liệu; Quy định về chế độ kiểm tra, theo dõi việc xuất nhập tài liệu;  Nội quy phòng đọc; Quy định về việc trưng bày triển lãm tài liệu…

Bài đăng phổ biến từ blog này

BẢNG THỜI HẠN BẢO QUẢN TÀI LIỆU

1. Khái niệm Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là bản danh sách các loại tài liệu có ghi thời hạn bảo quản và được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu là một trong những công cụ xác định giá trị tài liệu. Nó giúp cho việc xác định giá trị tài liệu được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và thống nhất, tránh được việc loại hủy tài liệu một cách tùy tiện. Để đảm bảo tính khoa học, chính xác, thống nhất trong công tác xác định giá trị tài liệu cần xây dựng nhiều loại bảng thời hạn bảo quản như: Bảng thời hạn bảo quản tài liệu tiêu biểu của các cơ quan nhà nước; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của ngành, liên ngành; Bảng thời hạn bảo quản của các cơ quan riêng biệt; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu khoa học kỹ thuật; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu phim, ảnh, ghi âm… 2. Một số loại bảng thời hạn bảo quản tài liệu và cách sử dụng Thông tư 09/2011/TT-BNV thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ; Quy định 163/QĐ-VTLTNN thời hạn bảo quản hồ sơ, t...

CÁC LOẠI SỔ SÁCH THỐNG KÊ

I. CÁC LOẠI   SỔ   SÁCH THỐNG KÊ Các loại sổ sách thống kê trong lưu trữ gồm: 1. Sổ nhập tài liệu lưu trữ (Mẫu số 1)             Sổ nhập tài liệu lưu trữ được ban hành theo Quyết định số 02/QĐ-QHTK ngày 12/01/1990 của Cục Lưu trữ Nhà nước. - Khái niệm. Sổ nhập tài liệu lưu trữ là sổ dùng để thống kê theo dõi tình hình nhập tài liệu   vào   các   phòng, kho lưu   trữ. - Tác dụng. + Sổ nhập tài liệu lưu trữ giúp cho các lưu trữ theo dõi để nắm được những đơn vị, cá nhân đã giao nộp tài liệu, số lượng tài liệu đã giao nộp vào kho lưu trữ, các phông tài liệu có trong kho lưu trữ, tình trạng tài liệu khi giao nộp vào kho lưu trữ. + Các số liệu thống kê trong sổ nhập giúp cho các lưu trữ có kế hoạch bổ sung thu thập tài liệu chưa giao nộp về kho lưu trữ và xây dựng kế hoạch công tác lưu trữ cho phù hợp. - Cấu tạo. + Tờ bìa: Được lập trên khổ giấy A4 (210mm x 297mm) 2. Mục lục hồ sơ...

CÁC TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU

1. Tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung của tài liệu             Tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung tài liệu là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong xác định giá trị tài liệu.               Nội dung của tài liệu là những vấn đề, sự kiện, hiện tượng hoặc cá nhân cụ thể được phản ánh, được ghi lại trong tài liệu.   Ý nghĩa nội dung của tài liệu phụ thuộc vào ý nghĩa của sự kiện phản ánh trong tài liệu. Tài liệu có nội dung phản ánh những sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước, ghi lại hoạt động của những cá nhân điển hình là những tài liệu có giá trị cao về nội dung. Ý nghĩa nội dung tài liệu phụ thuộc vào lượng thông tin về sự kiện mà tài liệu phản ánh. Ý nghĩa nội dung tài liệu còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng tài liệu, mối quan hệ của tài liệu đối với cơ quan hình thành phông. Những tài liệu có nội dung quan trọng nhưng không liên qu...